Thời gian
Chuyên Mục
180 kết quả phù hợp với "Thăng Long Hà Nội"
Bình định Vương - Lê Lợi | Danh nhân Thăng Long - Hà Nội | 23/03/2025
Trong dòng chảy lịch sử Việt Nam, Lê Lợi - vị vua sáng lập triều Hậu Lê, hay còn được biết đến với miếu hiệu Lê Thái Tổ, là một trong những bậc minh quân được hậu thế nhắc nhớ. Không chỉ là một nhà chính trị lỗi lạc, một nhà lãnh đạo quân sự tài ba, ông còn là biểu tượng của tinh thần quật cường, ý chí độc lập khi lãnh đạo nhân dân Đại Việt đánh đuổi quân Minh xâm lược.
Lê Đại Hành - vị hoàng đế kiệt xuất khai sáng triều Tiền Lê | Danh nhân Thăng Long - Hà Nội | 16/03/2025
Trong dòng chảy hào hùng của lịch sử dân tộc, có những bậc minh quân không chỉ chèo lái vận mệnh đất nước qua những cơn sóng gió mà còn để lại dấu ấn sâu đậm trong lòng hậu thế. Lê Đại Hành, vị hoàng đế kiệt xuất khai sáng triều Tiền Lê, là một trong những nhân vật như thế.
Lương Thế Vinh - nhà toán học, nhà văn hóa kiệt xuất thế kỷ 15 | Danh nhân Thăng Long - Hà Nội | 09/03/2025
Trạng nguyên Lương Thế Vinh được mệnh danh là “Trạng Lường”, với trí tuệ sắc bén và tinh thần hiếu học. Hơn 500 năm trôi qua, những di sản Lương Thế Vinh để lại vẫn còn nguyên giá trị, giúp nâng cao trình độ học vấn của quốc gia, góp phần xây dựng một nền chính trị vững mạnh, tạo tiền đề cho sự phát triển hưng thịnh.
Trạng nguyên Nguyễn Đức Lượng, tấm gương trí tuệ sáng ngời | Danh nhân Thăng Long - Hà Nội | 02/03/2025
Trạng nguyên Nguyễn Đức Lượng sinh năm 1465 tại làng cổ Canh Hoạch - vùng đất nổi tiếng về truyền thống khoa bảng. Kế thừa truyền thống hiếu học của gia đình, Nguyễn Đức Lượng không chỉ học rộng, tài cao mà còn là người có chí lớn, đức độ, trung quân, ái quốc, trở thành tấm gương sáng trong lịch sử khoa cử nước nhà.
Con đường di sản Nam Thăng Long - Hà Nội | Phóng sự tài liệu | 24/02/2025
Ý tưởng khai thác các điểm ngoại thành phía nam Hà Nội, một khu vực giàu tài nguyên văn hóa, để làm du lịch đang dần trở thành hiện thực. Ở đó, vai trò của người dân, của chính quyền cơ sở đang quyết định sự thành bại của chủ trương phát triển sản phẩm du lịch bền vững.
Tổng đốc Hoàng Diệu - vị quan trấn thành Hà Nội kiên trung | Danh nhân Thăng Long - Hà Nội | 23/02/2025
Những vết đạn hằn sâu trên tường thành Cửa Bắc là dấu tích lịch sử, nhắc nhớ thế hệ con cháu về một trận chiến khốc liệt chống trả thực dân Pháp xâm lược. Ở đó, ngời sáng hình ảnh vị Tổng đốc Hoàng Diệu yêu nước, kiên trung, đã bảo vệ Hà Nội đến hơi thở cuối cùng.
Nguyễn Quý Kính, vị đại thần danh tiếng thời Lê Trung Hưng | Danh nhân Thăng Long - Hà Nội | 16/02/2025
Danh nhân Nguyễn Quý Kính, cháu đích tôn của Tể tướng Nguyễn Quý Đức là một vị đại thần tài giỏi, có nhiều đóng góp quan trọng trong việc giữ gìn sự ổn định chính trị, phát triển kinh tế và giáo dục nước nhà thời Lê Trung Hưng cuối thế kỷ XVII - đầu thế kỷ XVIII.
Hoàng đế Quang Trung, vị anh hùng áo vải của dân tộc | Danh nhân Thăng Long - Hà Nội | 09/02/2025
Trong bối cảnh đất nước loạn lạc, thời thế đã tạo anh hùng. Tại vùng đất Tây Sơn, vào năm 1753, Nguyễn Huệ ra đời trong một gia đình trung nông tại thôn Kiên Mỹ, huyện Hoài Nhơn, phủ Quy Nhơn (nay thuộc tỉnh Bình Định).
Phát huy truyền thống văn hiến, anh hùng của Thăng Long - Hà Nội
Trong không khí ấm áp đầu xuân, sáng 6/2 (mùng 9 tháng Giêng), Chủ tịch nước Lương Cường đã chủ trì Lễ dâng hương khai Xuân Ất Tỵ 2025 tại điện Kính Thiên - Khu Di tích Hoàng thành Thăng Long, tưởng nhớ các bậc vua hiền tôi sáng có công với đất nước.
Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm - Danh nhân văn hóa đất Việt | Danh nhân Thăng Long - Hà Nội | 29/01/2025
Mang trong mình trí lớn vì dân vì nước, ông không chỉ một nhà chính trị, nhà tư tưởng, nhà thơ lớn của dân tộc Việt Nam thế kỷ 16, mà ông còn là một quốc sư đã có công đào tạo ra nhiều bậc kỳ tài cho đất nước. Ông là Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm - Danh nhân văn hóa đất Việt.
Người đặt nền móng cho nền giáo dục - Bộ trưởng Nguyễn Văn Huyên | Danh nhân Thăng Long - Hà Nội | 26/01/2025
Bộ trưởng Giáo dục thứ tư của Việt Nam có thời gian tại vị lâu nhất, trải dài trọn hai cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc trong thế kỷ 20. Ông là giáo sư, tiến sĩ, nhà văn hóa lớn, nhà giáo dục Nguyễn Văn Huyên - một người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
2.025 drone thắp sáng Thăng Long - Hà Nội
Tối 18/1 tới, 2.025 drone (thiết bị bay không người lái) trình diễn ánh sáng sẽ xuất hiện trong chương trình Hòa nhạc ánh sáng - Chào năm mới 2025, sự kiện mở màn cho Lễ hội Ánh sáng Quốc tế Hà Nội 2025.
Kiều Oánh Mậu - nhà khoa bảng yêu nước | Danh nhân Thăng Long - Hà Nội | 12/01/2025
Đường Lâm, vùng đất là nơi sinh ra hai bậc đế vương trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam, cũng là quê hương của rất nhiều danh sĩ đã làm rạng danh nền văn hóa Việt. Một trong những con người ấy là danh nhân Kiều Oánh Mậu.
Trần Nhật Duật, nhà chính trị, quân sự, văn hóa xuất sắc | Danh nhân Thăng Long - Hà Nội | 29/12/2024
Trong hàng ngũ tướng lĩnh kiệt xuất của vương triều Trần, Thượng tướng Trần Nhật Duật được biết đến như một vị danh tướng độc đáo và đặc sắc bậc nhất. Ông là một tấm gương sáng về tài trị quốc và đánh giặc, một nền tảng quan trọng về nghệ thuật quân sự Việt Nam, một người hiền có nhiều công trạng trong gây dựng, phát triển các sắc màu văn hóa Đại Việt về văn học, âm nhạc, ngôn ngữ.
Nguyễn Quý Đức - nhà chính trị, nhà văn hóa lớn | Danh nhân Thăng Long - Hà Nội | 22/12/2024
"Từ Liêm tứ quý, nhất Mỗ, nhì La, thứ ba Canh Cót" là tứ đại danh hương của vùng Hà Đông xưa. Xếp hàng đầu là làng Thiên Mỗ vì có gia đình danh nhân Nguyễn Quý Đức cả ba đời nối tiếp đều giữ các chức vụ trọng yếu trong triều đình.
Lương Ngọc Quyến - biểu tượng của tinh thần yêu nước | Danh nhân Thăng Long - Hà Nội | 15/12/2024
Thăng Long - Hà Nội, mảnh đất ngàn năm văn hiến, nơi lưu giữ những dấu ấn vĩ đại của những danh nhân lịch sử. Nổi bật trong đó là danh nhân Lương Ngọc Quyến. Với cuộc đời hoạt động cách mạng đầy nhiệt huyết, ông đã trở thành biểu tượng của sự quả cảm, dám dấn thân vì lý tưởng cao đẹp, đồng thời thể hiện tầm nhìn sâu sắc và tư duy đổi mới trong hành trình đấu tranh cho độc lập dân tộc.
Giáo sư Đào Duy Anh - cây đại thụ của nền sử học | Danh nhân Thăng Long - Hà Nội | 08/12/2024
Trong giới sử học, tên tuổi của Giáo sư, nhà sử học Đào Duy Anh đã trở nên thân thuộc. Ông là người có công rất lớn trong việc góp phần xây dựng nền sử học nước nhà. Ông chẳng những đã để lại cho nền sử học Việt Nam một di sản đồ sộ và có giá trị về nhiều mặt mà còn để lại cho giới khoa học những mẫu mực về phương pháp nghiên cứu khoa học.
Trạng nguyên Vũ Duệ - hào kiệt trung quân ái quốc | Danh nhân Thăng Long - Hà Nội | 01/12/2024
Vĩnh Lại là một xã đồng bằng nằm phía Nam huyện Lâm thao, tỉnh Phú Thọ. Nơi đây chính là quê hương của Vũ Duệ, vị Trạng nguyên không chỉ nức tiếng hiếu học từ thuở nhỏ mà ông còn được người đời biết đến là "bề tôi tiết nghĩa" một lòng vì vua và là tấm gương sáng cho muôn đời sau.
Tỏa sáng hào khí Thăng Long - Hà Nội | Phim tài liệu | 27/11/2024
Trong suốt chiều dài lịch sử, Thăng Long - Hà Nội đã trải qua hơn 10 cuộc chiến chống giặc ngoại xâm và kết thúc trong khúc khải hoàn. Ngày 10/10/1954 trở thành một dấu ấn xúc động không thể quên đối với các thế hệ người dân Việt Nam khi Thủ đô Hà Nội hoàn toàn giải phóng, trở thành mốc son trong lịch sử xây dựng, phát triển của Thủ đô và đất nước, mở ra bước ngoặt to lớn khi nhân dân lao động được làm chủ vận mệnh của mình, phấn khởi bước vào xây dựng xã hội mới.
Nguyễn Gia Thiều - nhà văn hóa lớn thế kỷ 18 | Danh nhân Thăng Long - Hà Nội | 24/11/2024
Huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh là một trong những vùng đất cổ của người Việt, quê hương của những huyền thoại - lịch sử, cái nôi của văn minh lúa nước. Nơi đây là quê hương của người con ưu tú thời Lê Trung Hưng - Nguyễn Gia Thiều. Tài năng văn chương, hội họa, kiến trúc, âm nhạc xuất sắc đã đưa tên tuổi ông lên hàng danh nhân văn hóa kiệt xuất thế kỷ 18.
Trần Quang Khải, vị tướng văn võ toàn tài | Danh nhân Thăng Long - Hà Nội | 17/11/2024
Trần Quang Khải là con trai thứ ba vua Trần Thái Tông, sinh năm 1240. Vốn có tư chất thông minh, ham học, lại có được Bảng nhãn Lê Văn Hưu làm thầy nên ông sớm trở thành nhân vật văn võ toàn tài. Dưới triều Trần quốc Thánh Tông (1258-1278), Trần Quang Khải được phong tước Chiêu Minh đại vương. Năm 1274, ông được giao chức Tướng thái úy.
Trần Khánh Dư, vị tướng mưu lược, bản lĩnh | Danh nhân Thăng Long - Hà Nội | 10/11/2024
Danh tướng Trần Khánh Dư sinh ra trong một gia đình thuộc dòng dõi quý tộc ở Chí Linh (Hải Dương). Từ nhỏ, ông đã thuộc làu kinh thư, binh pháp. Nhờ có tư chất thông minh, ham mê võ nghệ, hiểu biết về binh pháp nên ông đã được nhà vua để ý, tin dùng và phong tước Nhân Huệ vương.
Triển lãm thư pháp Thăng Long - Hà Nội
Chào mừng Ngày Di sản văn hoá Việt Nam 23/11, Trung tâm hoạt động văn hóa khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám khai mạc Triển lãm thư pháp Thăng Long - Hà Nội với chủ đề “Hương sắc Thăng Long”.
Đặng Tiến Đông - tấm gương trung quân ái quốc | Danh nhân Thăng Long - Hà Nội | 03/11/2024
Trong lịch sử đấu tranh chống ngoại xâm, các danh tướng của mảnh đất Thăng Long - Hà Nội đã có những đóng góp vô cùng to lớn. Trong số đó không thể không nhắc đến Đặng Tiến Đông, một trong những danh tướng tài ba của quân Tây Sơn. Ông đã góp phần quan trọng vào chiến thắng vang dội ở trận Ngọc Hồi - Đống Đa, dệt nên một trong những trang sử vàng chói lọi của dân tộc ta.
Dương Lâm - nhà văn hóa, nhà thơ nổi tiếng thế kỷ 19 | Danh nhân Thăng Long - Hà Nội | 27/10/2024
Danh nhân văn hóa Dương Lâm là một người cương nghị, chính trực và tài hoa. Không chỉ là một vị quan tận trung với đất nước, ông còn có những đóng góp không nhỏ trong việc góp phần phát triển nền văn học nửa cuối thế kỷ 19 của mảnh đất Thăng Long - Hà Nội ngàn năm văn hiến.
Nguyễn Tri Phương - vị tướng tài ba triều Nguyễn | Danh nhân Thăng Long - Hà Nội | 20/10/2024
Nguyễn Tri Phương tên thật là Nguyễn Văn Chương, quê làng Đường Long, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế. Hơn 50 năm phụng sự việc nước, phò tá cả 3 đời vua Minh Mạng, Thiệu Trị và Tự Đức qua nhiều cương vị khác nhau, Nguyễn Tri Phương đã dốc hết toàn bộ tâm trí và tinh lực để lo cho dân, cho nước.
Danh họa Tô Ngọc Vân, nhân cách lớn của nền hội họa Việt Nam | Danh nhân Thăng Long - Hà Nội | 13/10/2024
Họa sĩ Tô Ngọc Vân sinh ngày 15/12/1906 trên một con phố cổ của Hà Nội. Năm 1931, Tô Ngọc Vân đoạt huy chương bạc tại cuộc triển lãm thuộc địa ở Paris cho bức tranh sơn dầu "Lá thư". Sau đó, năm 1932, ông nhận được giải thưởng danh dự tại cuộc triển lãm của các họa sĩ Pháp. Kể từ đây, Tô Ngọc Vân đi sâu vào con đường hội họa, ông ngày một bộc lộ sự tài hoa của mình qua mỗi chặng đường sáng tác.
Nhà văn Hoàng Quốc Hải và những tác phẩm về Thăng Long Hà Nội | Chuyện Hà Nội | 09/10/2024
Hà Nội nghìn năm văn hiến là nơi hội tụ những tinh hoa văn hóa đất nước. Chính những bề dày lịch sử của Thủ đô đã trở thành niềm cảm hứng bất tận để các văn, nghệ sĩ sáng tác nên những tác phẩm sống mãi với thời gian. Trong đó, nhà văn Hoàng Quốc Hải được mệnh danh là người dành trọn 6 thập kỉ viết về Hà Nội.
Nguyễn Thị Định - nữ tướng hết lòng vì nước, vì dân | Danh nhân Thăng Long - Hà Nội | 06/10/2024
Cùng lật giở những trang sử vàng của phụ nữ Việt Nam, không thể không nhắc đến người con gái xứ dừa. Đó là nữ tướng Nguyễn Thị Định - nữ tướng đầu tiên trong quân đội nhân dân Việt Nam.
Dòng chảy văn hóa Thăng Long - Hà Nội luôn được đắp bồi, tiếp nối | Người Hà Nội | 06/10/2024
Chiều dài của thời gian đã tôn cao bề dày văn hiến của mảnh đất lịch sử Thăng Long - Hà Nội. Và trong thời đại Hồ Chí Minh, những giá trị truyền thống văn hiến đó càng có điều kiện phát huy và tỏa sáng, tạo nên bản lĩnh văn hóa, khí phách anh hùng và xung lực phát triển mạnh mẽ cho Thủ đô và cả nước trong kỷ nguyên mới.
Tái hiện dòng chảy di sản nghìn năm Thăng Long – Hà Nội
"Dòng Chảy Di Sản" là phần thứ 2 trong Chương trình "Ngày hội Văn hóa vì Hòa bình" diễn ra vào sáng ngày 6/10/2024 tại Hà Nội. Lễ hội tri thức dân gian, di sản truyền khẩu, nghệ thuật trình diễn, những tập quán và những làng nghề, gắn liền với lịch sử văn hóa trong suốt quá trình dựng nước và giữ nước của dân tộc. Chính các di sản đó đã tạo nên chiều sâu, bề dày văn hóa của Thăng Long Hà Nội.
Trao thưởng cuộc thi viết về văn hoá Thăng Long – Hà Nội
Chiều 30/9, Hội Nhà báo Hà Nội tổ chức lễ tổng kết và trao giải thưởng Cuộc thi báo chí viết về chủ đề “Văn hóa Thăng Long - Hà Nội hội tụ và lan tỏa”.
Dấu ấn văn hóa Chăm Pa tại Thăng Long - Hà Nội | Phóng sự tài liệu | 01/10/2024
Trong suốt chiều dài lịch sử dân tộc, Thăng Long là trung tâm văn hóa - kinh tế - chính trị của nhiều triều đại. Những dòng chảy văn hóa đã làm cho vùng đất “rồng bay” trở thành nơi lưu giữ nhiều dấu ấn văn hóa độc đáo, mà một trong số đó là văn hóa Chăm Pa.
Chí sĩ Nguyễn Cao - biểu tượng của tinh thần yêu nước | Danh nhân Thăng Long - Hà Nội | 29/09/2024
Chí sĩ Nguyễn Cao không chỉ để lại cho đời nhiều tác phẩm văn chương, thơ phú mà tấm lòng kiên trung, dũng cảm và tinh thần yêu nước của ông sáng mãi trong lòng hậu thế.
Con đường di sản Nam Thăng Long - Hà Nội
Con đường di sản Nam Thăng Long - Hà Nội không chỉ đơn thuần là một hành trình du lịch, mà còn là một hành trình về nguồn cội, nơi kết nối những giá trị văn hóa và lịch sử của vùng đất Hà Nội. Mỗi điểm dừng chân không chỉ mang vẻ đẹp riêng mà còn chứa đựng những câu chuyện lịch sử, phong tục tập quán và tâm tư của người dân địa phương.
Phạm Ngũ Lão - Danh tướng tài ba của lịch sử dân tộc | Danh nhân Thăng Long - Hà Nội | 22/09/2024
Cuộc đời và sự nghiệp của danh tướng Phạm Ngũ Lão đã trở thành huyền thoại lớn trong lịch sử dân tộc, minh chứng cho tư tưởng và nghệ thuật quân sự nhân dân thời Trần. Tài năng xuất chúng đã khiến ông, dù không phải vương hầu, nhưng đều được các triều vua Trần nể trọng. Công lao đóng góp của danh tướng không chỉ đối với lịch sử dân tộc nói chung mà còn có nhiều đóng góp trong việc bảo vệ mảnh đất Thăng Long nói riêng.
Hoạ sĩ Dương Bích Liên - ánh chớp lặng thầm | Danh nhân Thăng Long - Hà Nội | 15/09/2024
Xuất thân trong gia đình trí thức quan lại, có bác ruột là nhà chí sĩ yêu nước Dương Nghĩa Thục và nhà nghiên cứu văn học Dương Quảng Hàm, tuy nhiên ngay từ nhỏ chàng trai Dương Bích Liên đã ham thích hội họa và thể hiện những năng khiếu đặc biệt về bộ môn này. Năm 1941, ông đỗ Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương và bắt đầu say sưa khám phá thế giới hội hoạ.
Người đặt nền móng cho nền độc lập tự chủ của dân tộc | Danh nhân Thăng Long - Hà Nội | 08/09/2024
Làng cổ Đường Lâm, xưa thuộc xã Cam Lâm, tổng Cam Giá, huyện Phúc Thọ nay là xã Đường Lâm, thị xã Sơn Tây, TP. Hà Nội - nơi nổi danh với tinh thần thượng võ của hai Anh hùng dân tộc lừng lẫy sử Việt là Bố cái Đại Vương Phùng Hưng và Ngô Quyền - người đã ghi danh vào trang sử hào hùng của dân tộc không chỉ là vị tướng tài năng đánh bại quân Nam Hán cuối năm 838 trên sông Bạch Đằng và ông cũng là người đầu tiên "mở nước xưng Vương" đặt nền móng cho nền độc lập, tự chủ thực sự và lâu dài của dân tộc, chấm dứt thời kỳ ngàn năm Bắc thuộc.
Ngô Thì Sĩ - Nhà văn, sử gia tiêu biểu thế kỷ 18 | Danh nhân Thăng Long - Hà Nội | 01/09/2024
Thăng Long, mảnh đất ngàn năm văn hiến, luôn tự hào ghi danh những bậc hiền tài lỗi lạc, góp phần tô điểm cho bức tranh lịch sử rực rỡ. Trong số những danh nhân văn hóa tiêu biểu, tên tuổi của nhà sử học, nhà văn, nhà thơ nổi tiếng Ngô Thì Sĩ luôn được người dân nhắc đến với lòng trân trọng và kính ngưỡng, như một biểu tượng không thể thiếu trong tinh thần dân tộc.
Vũ Trọng Phụng - nhà văn xuất sắc thế kỷ 20 | Danh nhân Thăng Long - Hà Nội | 25/08/2024
Nhà văn Vũ Trọng Phụng là một hiện tượng văn học độc đáo trong nền văn học Việt Nam. Chỉ với 27 năm cuộc đời, 8 năm sáng tác nhưng ông đã để lại trong kho tàng văn học Việt Nam một khối lượng tác phẩm đồ sộ đáng kinh ngạc và rất có giá trị trên nhiều thể loại: tiểu thuyết, phóng sự dài, bút ký, truyện ngắn, kịch, tiểu luận, bản dịch...
Thượng tướng quân Doãn Nỗ - khai quốc công thần triều Lê | Danh nhân Thăng Long - Hà Nội | 18/08/2024
Thượng tướng quân Doãn Nỗ (tức Lê Nỗ) là một trong những công thần khai quốc triều Lê, từng theo chúa Lam Sơn đánh giặc và lập được nhiều chiến công hiển hách.
Đặng Trần Côn, thi nhân đất Thăng Long | Danh nhân Thăng Long - Hà Nội | 11/08/2024
Tại làng Nhân Mục (nay là phường Hạ Đình, Thanh Xuân, Hà Nội), vào đầu thế kỷ XVII, có một người nổi tiếng ham học từ nhỏ, ông đã để lại cho hậu thế nhiều tác phẩm hay tạo nên một dấu ấn quan trọng trong văn học trung đại Việt Nam - đó chính là danh nhân Đặng Trần Côn - một trí thức nho học, một thi nhân.
Danh nhân Lương Văn Can - nhà giáo yêu nước mẫu mực | Danh nhân Thăng Long - Hà Nội | 04/08/2024
Không chỉ là một nhà trí thức yêu nước, danh nhân Lương Văn Can còn được xem là người thầy đầu tiên của giới doanh nhân Việt Nam. Di sản mà ông để lại là hàng loạt tác phẩm có giá trị và những kiến thức kinh doanh mang đậm bản sắc Việt.
Chế Lan Viên - nhà thơ lớn của văn học Việt Nam | Danh nhân Thăng Long - Hà Nội | 28/07/2024
Tài năng thiên phú, ý chí, nghị lực phi thường và sức sáng tạo nghệ thuật bền bỉ đã tạo nên tên tuổi của Chế Lan Viên với tư cách là một nhà thơ, nhà nghiên cứu lý luận, nhà phê bình văn học nghệ thuật hiện đại của thế kỷ 20.
Giáo sư Đặng Thai Mai - người mở đường của văn học cách mạng | Danh nhân Thăng Long - Hà Nội | 21/07/2024
Cùng với những biến thiên của lịch sử đất nước, văn học Việt Nam cận - hiện đại cũng trải qua nhiều biến động. Giữa những thăng trầm ấy, có một con người, bằng trí tuệ, tài năng, uy tín, nhân cách của mình đã tỏa sáng… ông là Giáo sư Đặng Thai Mai.
Trạng nguyên Lê Ích Mộc | Danh nhân Thăng Long - Hà Nội | 14/07/2024
Không chỉ là vị Trạng nguyên đầu tiên của quê hương đất Cảng, ông Lê Ích Mộc còn là một người thầy giáo tận tuỵ với nghề nghiệp, yêu thương học trò. Cuộc đời và sự nghiệp của ông đã để lại nhiều dấu ấn trên mảnh đất Thăng Long - Hà Nội nói riêng và lịch sử dân tộc nói chung.
Lương Xuân Nhị - người hoạ sĩ tài danh của Thủ đô | Danh nhân Thăng Long - Hà Nội | 07/07/2024
Thuộc thế hệ vàng của Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương, cả cuộc đời lặng thầm cống hiến cho Tổ quốc và cho nền mỹ thuật dân tộc… ông là danh họa Lương Xuân Nhị.
Lưỡng quốc, Tiến sĩ Triệu Thái - nhà tri thức lớn thời Lê Sơ | Danh nhân Thăng Long - Hà Nội | 30/06/2024
Triệu Thái - một nhân vật lịch sử, một tri thức yêu nước xuất hiện nửa đầu thế kỷ XV, ông là một trong những người có nhiều cống hiến tài năng, trí tuệ vào công cuộc xây dựng xã hội buổi đầu Lê Sơ.
Quang Dũng, một tâm hồn thơ lớn, một chiến sĩ cách mạng | Danh nhân Thăng Long - Hà Nội | 23/06/2024
Là một trong những cây bút tài hoa thuộc thế hệ các nhà thơ trưởng thành sau Cách mạng Tháng Tám, nhà thơ Quang Dũng không chỉ đóng góp cho văn học Việt Nam hiện đại nhiều tác phẩm xuất sắc mà ông để lại một tâm hồn, phong cách nghệ thuật của một nhà thơ, nhà văn tài hoa, một chiến sĩ cách mạng đầy nhiệt huyết.
Danh nhân Trần Tất Văn - vị Trạng nguyên tài ba đức độ | Danh nhân Thăng Long - Hà Nội | 16/06/2024
Trong số những danh nhân văn hóa tiêu biểu của mảnh đất Thăng Long ngàn năm văn hiến, tên tuổi của Trạng nguyên Trần Tất Văn luôn được người dân nhắc đến với lòng trân trọng và kính ngưỡng, như một biểu tượng không thể thiếu trong tinh thần dân tộc.
Hoằng Quốc công Đào Duy Từ - đệ nhất khai quốc công thần | Danh nhân Thăng Long - Hà Nội | 09/06/2024
Là nhà quân sự và nhà văn hoá, danh thần thời chúa Nguyễn Phúc Nguyên, trong suốt 8 năm phụng sự, Đào Duy Từ đã đem hết tâm huyết giúp chúa Nguyễn từng bước ổn định tình hình, mở mang bờ cõi, xây dựng cơ sở xã hội vững chắc và một quân đội hùng mạnh.
Trạng nguyên Đặng Công Chất - vị quan thanh liêm, chính trực | Danh nhân Thăng Long - Hà Nội | 02/06/2024
Trạng nguyên Đặng Công Chất sinh năm 1621, ngay từ nhỏ đã nổi tiếng ham học, không mấy khi rời khỏi sách Thánh Hiền. Khoa thi năm 1661, Đặng Công Chất tham gia và đỗ Trạng nguyên, được vinh quy bái tổ về làng.
Trần Văn Cẩn - người họa sĩ tài hoa của đất nước | Danh nhân Thăng Long - Hà Nội | 26/05/2024
Không chỉ sáng tác nhiều, với năng lực toàn diện ở đa dạng các chất liệu như: lụa, sơn dầu, sơn mài, khắc gỗ, màu nước... họa sĩ Trần Văn Cẩn được đánh giá là một trong những hiện tượng nổi bật trong lịch sử hội họa cận đại Việt Nam. Các tác phẩm của ông có màu sắc dung dị, ấm áp, nét bút chân thực, khỏe khoắn. Theo năm tháng, các tác phẩm ấy đã góp phần tạo nên diện mạo cho nền mỹ thuật Việt Nam hiện đại.
Tố Hữu - nhà thơ lớn của cách mạng Việt Nam | Danh nhân Thăng Long - Hà Nội | 19/05/2024
Nhà thơ Tố Hữu, tên thật là Nguyễn Kim Thành, ông sinh năm 1920 tại làng Phù Lai, Quảng Điền, ven Kinh thành Huế. Theo học tại trường Quốc học Huế, chứng kiến cảnh nước mất nhà tan, ngưỡng mộ tấm gương của các trí sĩ yêu nước như Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, đặc biệt là thông tin về Nguyễn Ái Quốc, chàng trai Nguyễn Kim Thành dần giác ngộ cách mạng.
Anh hùng dân tộc Hoàng Hoa Thám - Hùm Thiêng Yên Thế | Danh nhân Thăng Long - Hà Nội | 12/05/2024
Trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc, đã ghi nhận biết bao tấm gương của các anh hùng hào kiệt đứng lên đấu tranh mạnh mẽ, phản kháng lại sự xâm lược, bảo vệ đất nước. Cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20 là giai đoạn nổi lên nhiều cuộc khởi nghĩa, nhiều phong trào đấu tranh tự phát chống thực dân Pháp. Nổi bật là cuộc khởi nghĩa nông dân Yên Thế gắn liền với tên tuổi của anh hùng áo vải Hoàng Hoa Thám - người đã lãnh đạo cuộc khởi nghĩa nông dân kéo dài suốt 30 năm từ năm 1884 đến năm 1931.
Thám hoa Vũ Phạm Hàm: Niềm tự hào Thăng Long | Danh nhân Thăng Long - Hà Nội | 05/05/2024
Thăng Long - Hà Nội từ lâu đã được mệnh danh là kinh kỳ ngàn năm văn hiến, là mảnh đất địa linh nhân kiệt, nơi sản sinh và hun đúc nên những hiền tài lỗi lạc cho đất nước. Trong số những bậc hiền tài xuất chúng, Thám hoa Vũ Phạm Hàm - vị Tam nguyên Thám hoa cuối cùng của lịch sử khoa bảng Việt Nam chính là niềm tự hào của mảnh đất Thăng Long ngàn năm văn hiến.
Hoàng hậu Lê Ngọc Hân | Danh nhân Thăng Long - Hà Nội | 28/04/2024
Đất Thăng Long tự hào là nơi sinh ra và nuôi dưỡng biết bao anh hùng hào kiệt, những con người đã gây dựng, bảo vệ bờ cõi suốt bao thế hệ. Nơi đây còn là quê hương của nhiều nữ sĩ, bậc hiền nhi, hoàng hậu nổi tiếng trong lịch sử. Một trong số những vị hoàng hậu được hậu thế luôn nhớ tới và yêu mến, tôn kính là Bắc cung Hoàng hậu Lê Ngọc Hân, từ một công chúa tài hoa, thông minh đức hạnh đến một hoàng hậu nhân từ, sắc sảo.
Trần Khát Chân - danh tướng tài ba thế kỷ XIV | Danh nhân Thăng Long - Hà Nội | 21/04/2024
Từ bao đời nay, mảnh đất Thăng Long - Hà Nội là nơi sinh thành, nuôi dưỡng nhiều hiền tài cho đất nước. Lật dở từng trang lịch sử dân tộc, dấu ấn các anh hùng, hào kiệt Thăng Long - Hà Nội vẫn mãi tỏa sáng rạng ngời cùng những chiến công hiển hách. Trong hằng hà những anh hùng, hào kiệt Thăng Long được lịch sử ghi nhận thì Thượng tướng quân Trần Khát Chân - vị danh tướng có công dẹp giặc Chiêm Thành, giữ yên bờ cõi là một minh chứng chân thực.
Trạng nguyên Lưu Danh Công – danh sĩ đất Thăng Long | Danh nhân Thăng Long - Hà Nội | 14/04/2024
Xã Phương Liệt xưa kia thuộc huyện Thanh Trì, phủ Thường Tín , trấn Sơn Nam , nay là phường Phương Liệt , quận Thanh Xuân , Hà Nội , nơi đây đã sản sinh ra nhiều người tài giỏi , danh nhân văn hóa có công với đất nước qua các thời kỳ . Trong những người con đỗ đạt của Làng Phương Liệt có Trạng nguyên Lưu Danh Công. Cuộc đời và sự nghiệp làm quan của ông tuy không dài , nhưng tấm gương học rộng biết nhiều và tiếng thơm về sự hiền đức của ông để lại cho hậu thế và quê hương Phương Liệt vẫn còn lại cho đến ngày nay .